CÁC LOẠI GIẤY PHÉP CẦN CÓ KHI KINH DOANH NHÀ HÀNG

Ăn và uống là hai nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Nhu cầu đó trong những năm gần đây tăng rất nhanh. Kéo theo sự phát triển của hàng loạt nhà hàng, quán ăn…với rất nhiều phong cách, hương vị khác nhau. Tuy nhiên, để kinh doanh nhà hàng nhiều người không biết đến muốn mở nhà hàng cần thực hiện các thủ tục gì theo đúng quy định pháp luật? cần có những loại giấy phép gì?

Với đội ngũ tư vấn Luật L&P xin giải đáp câu hỏi thắc mắc trên như sau:

  1. Thủ tục tiến hành mở nhà hàng
  • Bước 1:Quý khách cần chọn mô hình công ty

Hiện nay, theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp, có các mô hình công ty sau đây quý khách có thể lựa chọn:

  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Công ty Hợp Danh
  • Công ty Cổ phần
  • Doanh nghiệp tư nhân

Đây là 5 loại mô hình công ty mà quý khách có thể lựa chọn cho mình khi tiến hành mở nhà hàng ăn uống.

  • Bước 2:Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo mô hình công ty mà quý khách lựa chọn khi tiến hành mở nhà hàng ăn uống.
  1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Thành phần hồ sơ gồm:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
  • Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện như sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận như sau:

  • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau:

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.

– Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

  1. Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
  • Trường hợp nhà hàng ăn uống của quý khách có kinh doanh thêm hoạt động bán lẻ rượu thì quý khách cần phải xin thêm giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu. Để được cấp giấy phép quý khách cần làm 01 bộ gửi Phòng Công Thương. Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở công thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện.
  • Đối với trường hợp quý khách chỉ kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ ăn kèm đối với đồ ăn thì quý kha không cần phải xin giấy phép bán lẻ rượu mà chỉ phải thông báo với Phòng Công Thương (Phòng Kinh tế) trên địa bàn trước khi thực hiện kinh doanh theo quy định tại văn bản số 3414/BCT-TTN ngày 07/4/2015 của Bộ Công Thương.
  1. Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

Trong trường hợp nhà hàng ăn uống của quý khách có bán thêm thuốc lá, quý khách cần phải xin thêm giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) Theo quy định tại Nghị định số 67/2013/NĐ-CP (Sửa đổi bởi nghị định 106/2017/NĐ-CP; Nghị định 08/2018/NĐ-CP).

Trên đây là những chia sẻ về các loại giấy phép cần có khi kinh doanh nhà hàng. Để được thuận tiện, nhanh chóng hơn quý khách hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn Luật L&P chúng tôi. Để mọi thắc mắc, khó khăn được giải đáp và hỗ trợ, thủ tục nhanh gọn, chất lượng, chỉnh chu và chuyên nghiệp.

———————————————

Mọi thông tin liên hệ tới CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LEGAL & PARTNER

Điện thoại: 0979 937 692

Email: lsnhungvacongsu@gmail.com

Địa chỉ: Số 53A Đường Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội